Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Cách làm món giò lụa vừa giòn vừa dai không hề khó

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • Lá chuối tươi để gói giò (hoặc giấy bạc thực phẩm)
  • 500 gram thịt xay (mình sẽ nói cách chọn thịt làm giò ở phần thực hiện món ăn nhé)
  • 50 gram mỡ
  • 30 gram bột năng (có thể thay thế bằng bột bắp)
  • 15 gram bột nở
  • 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa canh nước mắm,1/2 thìa hạt tiêu( nên dùng tiêu trắng để giò không bị thâm), 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hành bằm nhỏ
Phần thực hiện:
Có 1 số mẹ thắc mắc tại sao làm giò lụa lại không thành, giò bị khô bở và thâm đen. Mình sẽ giải thích qua 1 chút về điều này: giò bị thâm có thể là do khi gói, lá chuối bị hở, giò sẽ rất dễ bị thâm đen. Thêm nữa nên dùng hạt tiêu trắng thì giò sẽ không bị thâm. Giò bị khô và bở thì có rất nhiều nguyên nhân: thứ nhất phải xem thịt đã tươi chưa, thịt đã đủ lạnh để đem xay chưa. Trước khi quết thịt, có để thịt đông xốp cứng lại rồi mới mang ra trộn gia vị va quết không. Có 1 số mẹ khi xay thịt đạt yêu cầu lại mang ra quết luôn, món giò bị khô bở ngay. Phải cho vào ngăn đá tủ lạnh đến khi thịt xốp cứng trở lại thì mới đem ra trộn gia vị và quết. Thêm nữa, giò quết đã đạt tiêu chuẩn hay chưa?
  • Bước 1: Món giò lụa nói khó làm thì cũng không hoàn toàn như vậy: các mẹ nên chú ý nhất ở 2 khâu: đó là khâu chọn thịt (thịt càng tươi thì giò càng chất), ngon nhất là nhờ người bán thịt quen mua từ lò mổ mang về làm luôn là chuẩn nhất, phần thịt các mẹ cũng có thể dùng thịt chân giò, phần thịt này khá mềm và ăn không bị ngấy, hoặc thịt thăn và thịt mông, nếu nạc quá thì phải có thêm 50 gram mỡ lợn đi kèm để thịt không bị khô. Khâu thứ 2 đó là khâu xay và quết thịt, chỉ cần nắm vững và đừng cắt xén công thức là được. Mình sẽ giới thiệu ngay sau đây thôi. Trước tiên xử lý phần nguyên liệu đã nhé: giò ngon nhất khi được gói bằng lá chuối, nhưng nếu không có thì đành "ngậm ngùi" gói bằng giấy bạc thực phẩm cũng được nhé, miễn là các mẹ đừng dùng nilon để gói vì khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ cực kỳ độc hại). Lá chuối đem rửa sạch, cắt bỏ rìa lá, đun 1 nồi nước sôi, cho lá chuối vào trần qua hoặc dội nước sôi trực tiếp lên lá chuối, sau đó lau sạch và để khô (mục đích là để lá chuối khi gặp nhiệt độ cao sẽ mềm ra, để chúng mình gói giò bên trong, chứ bình thường lá chuối cứng nhắc, dễ rách).
  • Bước 2: Tiếp theo là công đoạn quyết định đến sự thành bại của món giò lụa đây: đó là công đoạn xay thịt cho nhuyễn. Vấn đề đặt ra là xay thịt nhuyễn như thế nào và bí kíp khi xay thịt để thịt không bị chín trong quá trinh xay và khi lên thành phầm, giò lụa sẽ giòn, không bị giống chả viên. Đầu tiên nhé, các mẹ cắt thịt thành từng miếng nhỏ, chia thịt thành khoảng 3 túi (mỗi túi chừng 170 gram thịt, bao gồm cả 50 gram mỡ lợn nếu thịt quá nạc nhé), sau đó để vào ngăn đá tủ lạnh, đến khi thịt rất lạnh, cầm vào thấy hơi cứng (hơi thôi nhé, các mẹ đừng để cứng như đá), thì lấy thịt ra và bắt đầu xay.
  • Bước 3:  Cho thịt vào máy xay để xay, các mẹ chuẩn bị 1 chút đá dăm (không cho nhiều đá dăm quá sẽ làm thịt bị ra nước và nhão), hoặc chút nước thật lạnh (mục đích là để thịt không bị chín trong quá trình xay). Các mẹ cho máy chạy khoảng 15 giây thì dừng lại 2 giây cho máy nghỉ rùi lại xay tiếp nhé. Nhưng đây mới là xay lần 1 thôi, các mẹ lại tiếp tục chia thịt vào 3 túi bóng, để trong ngăn đá tủ lạnh đến khi thấy thịt hơi cứng lại bỏ thịt ra xay tiếp, lặp lại công đoạn y như vừa rùi nhé), cho đến khi giò có độ mịn y như là giò sống, màu thịt hồng tươi là đã hoàn thành xong khâu xay thịt. Tiếp tục cho hết số thịt đã xay nhuyễn này vào ngăn đá tủ lạnh đến khi thịt xốp cứng thì đem thịt ra để trộn cùng gia vị gồm: 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa muối ăn, 30 gram bột năng (bột ngô), 15 gram bột nở, 1/2 thìa hạt tiêu trắng, hành khô bằm nhỏ.
  • Bước 4: Một công đoạn tiếp theo quyết định độ giòn, dai của miếng giò đó là công đoạn quết thịt: quá trình này khá tỉ mẩn, chừng 15 phút là xong: mình thường quết tay bằng cách dùng 1 cái thìa cán cứng, cứ miết thịt vào thành bát rùi miết trở lại. Công đoạn quết này cần thật kỹ càng, trong quá trình quết cũng làm thịt nóng lên, bởi vây, các mẹ cũng phải chuẩn bị 1 vài viên đá dăm nhỏ (hoặc nước thật lạnh), cho vào miết cùng để đảm bảo thịt không bị chín nhé. 
  • Bước 5: Tiếp đến là công đoạn gói giò và hấp: các mẹ có thể định hình cho khoanh giò bằng cách cho thịt vào nilon cuộn thực phẩm, nắn và lăn nhé cho thịt được cuộn tròn lại rồi xoắn chặt 2 đầu và dồn thịt lại. Gỡ bỏ nilon và gói bằng lá chuối tươi (đặt thịt song song với lá chuối tươi để cuộn lại cho dễ): cho khối thịt vào giữa và cuộn tròn lại (cuộn chặt tay thì giò sẽ chặt hơn), gập 1 đầu rồi dựng cây giò đứng thẳng và gập nốt đầu còn lại, sau đó dùng dây buộc cây giò lại.
  • Bước 6: Chuẩn bị 1 cái nồi dùng để hấp giò lụa : Đun nước sôi, để lửa ở mức vừa, sau đó cho cây giò vào hấp, với cây giò 500 gram mình thường "canh" khoảng 40 phút thì giò chín (lần đầu làm các mẹ có thể thử bằng cách dùng cái tăm nhon, xiên vào cây giò, thấy tăm sạch là giò lụa đã chín rồi). Sau khi giò chín, các mẹ cứ để trong nồi để giò nguội dần rồi mới lấy ra ( tránh lấy ra luôn sẽ làm giò dễ bị co lại), đợi giò nguội rùi thái khoanh và cắt miếng vừa ăn
Ảnh minh họa 5 - Tự tay làm món giò lụa vừa giòn vừa dai không hề khó !
Vậy là món giò lụa của chúng mình đã hoàn thành rùi đấy, chỉ cần nắm vững được 1 vài khâu quan trọng liên quan đến sự thành bại của món ăn này thì không có gì lá khó cả phải không, các mẹ chỉ cần thực hành đôi lần là món ăn là chúng mình sẽ "đúc kết" được nhìu kinh nghiệm quý báu, món ăn sẽ hoàn hảo ngay ấy mà. Chúc các mẹ thành công với cách làm giò lụa siêu ngon miệng mà mình vừa chia sẻ nhéẢnh minh họa 6 - Tự tay làm món giò lụa vừa giòn vừa dai không hề khó !
Một số điều cần lưu ý: 
  1. Với phần thịt, có lẫn chút mỡ sẽ khiến món giò đỡ khô hơn, nếu thịt nạc quá thì các mẹ nhớ pha thêm mỡ nhé. Gia vị dùng cho món ăn này nên dùng là nước mắm, giò mới thơm và chuẩn vị.
  2. Khi chia thịt cũng như xay thịt, chia thịt thành từng nhiều túi nhỏ, và xay thịt cũng nên chia thành từng đợt nhỏ và không để máy chạy liên tục trong thời gian dài. Thịt sau khi xay xong phải có màu hồng tươi và mịn như giò sống, nếu thịt có màu trắng bệch, nhiều khả năng là thịt đã bị chín trong quá trình xay, chúng mình có thể tận dùng phần thịt này để làm thịt băm viên nhé.
  3. Giò lụa có thể đem luộc nhưng giò ngon và ngọt nhất khi hấp nhé.
Sưu tầm: Tự tay làm món giò lụa vừa giòn vừa dai không hề khó !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét