- Cua đồng : 700- 800 gram
- Thịt bò bắp: 500g
- Sườn sụn: 400g
- Xương ống: 500g
- Đậu phụ: 2 bìa to
- Nấm kim châm, rau nhúng lẩu tùy thích
- Rau sống, rau thơm, hành hoa, tía tô, chanh, ớt, cà chua, hành chẻ
- Dấm bỗng, dầu ăn, gia vị, đường.
- Bước 1: Xương ống mẹ cho vào nồi ninh. Nhưng trước khi ninh nên luộc sơ xương ống để loại bỏ hết các chất cặn bẩn nhé, sau đó rửa sạch, rùi cho vào nồi ninh với 1lit nước, đun sôi rùi vặn nhỏ lửa ninh liu riu khoảng 1 giờ cho nước dùng được ngọt. Trong quá trình ninh, nên vớt sạch bọt để nước dùng được trong
- Bước 2: Món bún riêu cua phải có hành khô thì mới thơm ngon. Hành khô thì mẹ nên làm 1 bát con. Bóc vỏ, thái nhỏ hành, phơi ra ngoài nắng cho đến khi hành hơi héo lại. Sau đó, chuẩn bị 1 cái nồi nhỏ, cho hành vào chiên đến khi hành se lại, hơi chuyển màu ngà thì vớt ngay ra là hành khô đã chuẩn rùi và để riêng hành khô ra bát.
- Bước 2: Cua đồng thì có 2 phương pháp để sơ chế: đó là xay hoặc giã. Cá nhân mình thì thích cua đồng tự tay giã hơn, lý do thì mĩnh nghĩ là do khi xay thịt cua thường chín trong quá trình xay với tốc độ cao, nên giã tay bằng phương pháp thủ công, nói gì thì nói, món lẩu vẫn thấy ngọt đậm đà nhất. Khi xay (hoặc giã), mẹ nhớ cho vào đó 1 nhúm muối nhỏ, mục đích là để của sẽ dễ dàng đóng bánh, tạo gạch trong quá trình nấu. À, khi sơ chế cua, phần gạch cua ở mai, mẹ đừng bỏ đi, nhớ dùng tăm khều ra cái bát con nhỏ và giữ lại. Phần gạch này lát chúng mình sẽ chưng với hành khô, vừa thơm, nước dùng lại vừa đẹp nữa. Cua đồng sau khi xay (hoặc giã) xong, mẹ nhớ lọc qua rây, nên lọc 2 lần để khi ăn không bị lợn cợn nhé, nhưng mỗi lần lọc đợi khoảng 10 giây cho phần cặn lắng xuống đáy mới lọc tiếp nhé. Tiếp đến, cho nước thịt cua nên nồi đun, thêm 1 thìa gia vị khấy đều, đun lửa to"canh", đun nhỏ lửa đến khi cua đóng bánh trên bề mặt thì mẹ dùng thìa vớt hết thịt cua ra 1 cái bát mẹ nhé. Mẹ để nhỏ lửa để gạch cua không bị trào ra ngoài và lưu ý "canh" nhé, chỉ một chút lơ đễnh thôi sẽ khiến phần gạch cua bị trào ra ngay. Gạch cua sau khi vớt ra, còn lại nước dùng, chúng mình cho thêm nước dùng xương ống vào, đợi nước sôi rùi chúng mình tắt bếp, để đó để lát chế biến tiếp.
- Bước 4: Các loại rau để ăn kèm với món lẩu riêu cua thì gồm có: rau muống, cải, Các loại rau thơm như: xà lách, hành củ chẻ, tía tô và đặc biệt đừng nên thiếu bắp chuối thái rối nha, cái này ăn với lẩu riêu cua là ngon và hợp nhất. Tiếp đến, cà chua thái múi cau. Chưng gạch cua như sau: cho vào chảo 3 thìa con dầu ăn, đun nóng dầu thì cho chút hành khô vào phi thơm, tiếp đến cho cà chua vào, cho chút mắm vào cà chua sẽ nhanh nhừ hơn, dằm nát cà chua rùi cho gạch cua chưng vào, thêm chút sa tế cho món ăn thêm đậm đà, đảo đều khoảng 2 phút rùi tắt bếp.
- Bước 5: Tiếp đến, ở nồi nước dùng ở bước 2, chúng mình tiếp tục bật bếp lên, đun lại cho nước dùng sôi, rùi trút gạch cua đã chưng ở bước 4 vào, lúc này các mẹ nêm từ từ dấm bỗng vào nồi. Trước tiên, mẹ cứ nêm khoảng 1 bát con dấm bỗng, rùi khuấy đều và thử hương vị, nếu chưa chua thì cho thêm nhé. Nêm thêm gia vị hạt nêm cho vừa miệng.
- Bước 6: Đậu chiên vàng, để lên đĩa. Sườn sụn thì các mẹ có thể cho vào từ bước ninh xương ống cho sườn được mềm và nước ngọt, khi ăn thì sườn sẽ rất mềm. Hoặc có 1 cách khác, đó là ướp chút mắm và đem chiên vàng, sau đó thả vào nồi lẩu, bằng cách nào món ăn cũng ngon cả mẹ ạ. Thịt bò thái mỏng, ướp thêm chút mắm và gừng.
Món lẩu riêu cua mình vẫn hay chế biến cho cả nhà về cơ bản là chỉ có vậy thui. Đúng là có hơi nhìu nguyên liệu chút xíu, nhưng đầy đủ gia vị và nguyên liệu sẽ làm nên 1 nồi lẩu riêu cua sườn sụn thơm ngon, đúng chuẩn. Mẹ hãy cùng làm món lẩu riêu cua dân giã mà ngon miệng này cho ngày cuối tuần sum họp cùng cả nhà nhé. Chúc mẹ thành công và ngon miệng
Sưu tầm: Cách làm lẩu riêu cua sườn sụn ngon miễn chê cho ngày sum họp cuối tuần !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét