Công thức làm bún thang chuẩn vị Hà Nội xưa:
Cách làm món bún thang không hề khó, nhưng để có được bát bún thang đúng chuẩn vị Hà Nội xưa thì cần chút cầu kỳ và tinh tế của người nấu bếp. Nước dùng bún thang phải đậm đà, trong veo và dậy hương vị tôm khô đặc trưng chuẩn ngon đúng vị, đảm bảo ăn đã măm thử một lần thì sẽ nhớ mãi không quên. Trong bài viết ngày hum nay mình sẽ chia sẻ chi tiết tới các mẹ cách làm món bún thang ngon đúng điệu. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và làm theo đúng công thức mà iunauan chia sẻ ngày hum nay, đảm bảo các mẹ sẽ có 1 tô bún thang "chuẩn không cần chỉnh" ai ăn cũng phải mê ý
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100 gram giò lụa
- 500 gram xương ống (hoặc xương hom heo)
- 1/2 con gà ta
- 2 quả trứng vịt
- 1.5 kg bún sợi nhỏ
- 200 gram tôm sú
- 100 gram tôm khô, 2-3 cái râu mực (hoặc thay thế bằng sá sùng)
- Hành lá, rau răm, hành khô, 1 mẩu gừng nướng chín, nấm hương, củ cải khô
- Mắm tôm, gia vị, nước mắm ngon, 1 chút đường phèn, dấm, đường cát trắng
Phần thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên, chúng mình cùng đi sơ chế các nguyên liệu nhé: giò lụa thái sợi mỏng, để riêng ra đĩa. Hành lá, rau răm các mẹ đem rửa sạch với nước rùi thái nhỏ, để riêng ra đĩa. Gừng rửa sạch, để ráo nước. Hành tím bóc vỏ, đập dập rùi bằm nhỏ để riêng ra đĩa. Củ cải khô các mẹ đem ngâm nước ấm chừng 30 phút rùi dùng dao sắc thái sợi nhỏ, trộn củ cải khô với 2 thìa dấm, 1 thìa đường, trộn đều và để khoảng 30 phút để gia vị có thời gian ngấm sâu vào củ cải khô các mẹ nhé. Nấm hương nhặt rửa sạch, cắt bỏ phần chân đen, ngâm nước ấm chừng 15 phút cho nấm hương nở. Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn để riêng. Tôm sú cắt đầu, bỏ đuôi bóc vỏ, dùng tăm nhọn khều phần chỉ đen trên sống lưng tôm nhé. Cho tôm vào trong cối giã sơ qua rùi để riêng nhé. Trứng đánh ra bát, khuấy đều, thêm chút xíu bột nêm rùi để riêng ra đĩa. Gà xát muối rửa sạch với nước để ráo. Xương heo xát muối rửa sạch với nước rùi để ráo nhá
- Bước 2: Gừng rửa sạch các mẹ đem nướng sơ gừng cho thơm nhé. Tiếp đó, cho râu mực lên bếp, nướng chín. Đợi đến khi râu mực nguội thì xé thành sợi nhỏ là được
- Bước 3: Cho gà vào trong nồi, trút nước ngập mặt con gà. Đun sôi rùi cho vào trong nồi 1 thìa hạt nêm, gừng đã nướng sơ đập dập, 1 củ hành khô đập dập, 1/2 thìa cà phê đường trắng, hạ nhỏ lửa để gà chín từ từ bên trong thịt gà sẽ mềm chín từ từ chứ không bị khô cứng nhé. Chúng mình luộc đến khi gà chín (có thể thử độ chín của gà bằng cách dùng đũa chọc vào mình gà nếu nước chảy ra không còn màu hồng nữa là gà đã chín). Tắt bếp, đậy vung để nguyên gà trong nồi khoảng 15 phút thì vớt ra để thịt gà được mềm ngon hơn nhé. Sau khi gà nguội bớt các mẹ dùng tay bóc lấy phần thịt và xé sợi phần thịt gà nhá
- Bước 4: Xương heo cho vào nồi, đun sôi rùi vớt xương ra rửa sạch. Lúc này chúng mình mới cho xương vào nồi, trút nước ngập mặt xương, nước sôi thì hạ nhỏ lửa ninh liu riu để nước dùng xương được ngọt. Trong quá trình ninh xương nếu thấy có bọt nổi lên chúng mình dùng muôi hớt sạch bọt để nước dùng xương được trắng trẻo thơm ngon nhé.
- Bước 5: Trong thời gian ninh xương thì chúng mình sẽ đi chế biến nguyên liệu tôm nhá. Cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho tôm khô đã vào, rang thơm rùi cho ra đĩa. Vẫn sử dụng cái chảo ấy, cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo rùi cho tôm sú đã già vào, đảo điều lên tục trên lửa hơi nhỏ cho tôm được tơi ra, thêm chút nước mắm, đảo đều đến khi tôm khô tơi như kiểu ruốc tôm thì các mẹ tắt bếp trút ruốc tôm ra bát con
- Bước 6: Cho chảo chống dính lên bếp. Đợi chảo nóng thì cho dầu ăn vào tráng đều mặt chảo. Dầu ăn nóng các mẹ cho trứng đã đánh tan vào rán sao cho thật mỏng. Trong quá trình rán trứng các mẹ cũng cần lật đảo nhẹ nhàng khéo léo để trứng không bị vỡ. Trứng chín nhẹ nhàng lấy ra đĩa và thái mỏng các mẹ nhé
- Bước 7: Khi nồi nước xương ninh đã hầm nhừ chừng khoảng 1 tiếng lúc này nước cũng đã đủ vị ngọt thanh rùi thì chúng mình cho râu mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm ngon, khuấy đều. Tiếp tục ninh thêm khoảng 1 tiếng nữa trên lửa nhỏ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Chú ý trong quá trình ninh nếu thấy nước dùng cạn chúng mình châm thêm nước để có lượng nước dùng bún đủ ăn nhé. Cuối cùng chúng mình trút rau răm và hành khô thái nhỏ vào và tắt bếp
Cuối cùng là khâu trình bày thành phẩm nè. Bún thang không chỉ hấp dẫn từ hương vị, độ thơm ngon mà còn hấp dẫn người thưởng thức bằng giác quan nữa ý, tức là cách trình bày tạo nên nét đặc sắc và ấn tượng cho món bún thang và làm "tinh hoa" ẩm thực Việt. Đầu tiên, các mẹ trần bún qua nước sôi rùi xếp ra bát, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong, mỗi loại nhân các mẹ cho vào 1 góc của bát bún cho đẹp mặt. Nếu ai măm được mắm tôm có thể cho thêm 1/2 thìa cà phê mắm tôm cho đậm vị
Bún thang với độ ngọt thơm đến tinh túy từ nước dùng, tỉ mẩn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khi nấu nướng, thế nên mỗi lần muốn măm món ăn này thì mình thường tranh thủ dịp cuối tuần chế biến là chuẩn nhất, mỗi người một chân một tay vừa vui lại làm rất ngon. Nước dùng bún thang thành phẩm trong veo, phần nhân bún đa dạng ngon thơm, mọi thứ đều nhẹ nhàng thanh thoát. Khi măm bún thang, các mẹ có thể vắt thêm chút nước chanh cho chuẩn vị nhé. Chúc các mẹ thành công và ngon miệng nhé
Sưu tầm: Cách làm bún thang chuẩn bị Hà Nội xưa siêu ngon siêu dễ
Cách làm món ăn khác:Đơn giản mà lạ miệng với cách làm món mì tôm tôm siêu ngon
Nóng hổi thơm ngon với cách nấu phở gà cho cả nhà ngon - iu nấu ăn
Cách làm canh gà nấu đậu phụ và rau củ cho món canh chiều!
Cách làm món bún móng giò nóng hổi vừa thổi vừa ăn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét